Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
176322

xã Thọ Tiến Triển Khai kê hoạch tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2023.

Ngày 27/03/2023 14:39:32




Trong những năm gần đây, do biến đổi của khí hậu, tình hình thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm và bệnh dại trên đàn đàn chó nuôi diễn biến phức tạp; ngành chăn nuôi đang phát triển nên việc lưu thông mua, bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật được mở rộng làm tăng nguy cơ lây lan và bùng phát các loại dịch bệnh nguy hiểm ở động vật gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

          Việc phòng bệnh cho vật nuôi hiện nay là một điều vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quy trình chăn nuôi. Ở đâu còn bệnh truyền nhiễm lưu hành thì ở đó sản phẩm chăn nuôi sẽ bị đe dọa ngừng lưu thông, sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi là biện pháp tốt nhất để đảm bảo cho nền chăn nuôi phát triển bền vững và an toàn. Điều quan trọng hơn nữa là làm tốt công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật sẽ giúp con người tránh được những hiểm họa của các dịch, bệnh trên động vật có khả năng lây sang người như cúm gia cầm, bệnh dại, nhiệt thán, bệnh dại và còn nhiều bệnh khác chúng ta chưa thể lường trước được.

Tiêm phòng là giải pháp rẻ nhất, hiệu quả nhất trong bảo vệ đàn vật nuôi, thế nhưng trên thực tế không phải hộ dân nào cũng nhận thức rõ và chấp hành nghiêm túc, hàng năm vẫn còn nhiều hộ gia đình né tránh, chưa chấp hành nghiệm túc việc tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm và tiêm phòng dại cho đàn chó nuôi. Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy đàn gia súc, gia cầm, đàn chó nuôi được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin theo đúng yêu cầu sẽ có tác dụng miễn dịch chống lại các dịch bệnh, giảm thiệt hại kinh tế do gia súc, gia cầm ốm chết, bị tiêu hủy do dịch và giảm rủi ro, chi phí tốn kém chữa bệnh khi bị chó dại cắn. Làm tốt công tác phòng dịch sẽ bảo đảm an toàn thực phẩm góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân và cả cộng đồng

Việc phòng bệnh trong chăn nuôi hiện nay là một khâu vô cùng quan trọng trong quy trình chăn nuôi, vì nếu xảy ra dịch bệnh thì thực phẩm chăn nuôi sẽ bị ngừng lưu hành, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Chính vì vậy, để bảo vệ an toàn cho đàn gia súc, gia cầm và đàn chó nuôi người chăn nuôi cần thực hiện tốt công tác phòng bệnh bằng tiêm phòng vắc-xin sẽ mang lại nhiều lợi ích, giảm thiểu được những rủi ro về sau. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, UBND xã Thọ Tiến đã triển khai kế hoạch số 16/KH- UBND ngày 03/03/2023 về tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2023, theo đó, từ ngày 06 đến ngày 26/3/2023 trên địa bàn xã sẽ đồng loạt triển khai kế hoạch tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, tiêm phòng dại cho đàn chó nuôi đợt 1 năm 2023 trên địa bàn toàn xã cụ thể:

1.Đối tượng tiêm

- Tất cả gia súc, gia cầm và chó nuôi thuộc diện tiêm phòng phải tiêm phòng triệt để 100%.

+ Đối với chó: Tiêm vắc xin phòng dại

+ Đối với trâu, bò: Tiêm Vắc xin Lỡ mồm long móng + Tụ huyết trùng và vắc xin Viêm da nổi cục ở trâu bò.

+ Đối với lợn: Tiêm vắc xin Lỡ mồm long móng + Dịch tả + Tụ huyết trùng + Phó thương hàn.

+Đối với gia cầm: Tiêm vác xin dịch cúm H5N1.

2. Thời gian tiêm:

- Cán bộ chỉ đạo các thôn cùng với thôn tổ chức rà soát đàn gia súc, gia cầm và đàn chó nuôi xong trước 12/3/2023 để tổ chức tiêm, lịch tiêm cụ thể:

Thôn 1 và Thôn 5 tiêm vào ngày                20/03/2023

Thôn 3 và Thôn 4 tiêm vào ngày                21/03/2023

Thôn 2 và Thôn 6 tiêm vào ngày                22/03/2023

Ngày 23/03: Tổ chức tiêm vét

Để thực hiện có hiệu quả công tác tiêm phòng, UBND xã yêu cầu:

- Đài truyền thanh và các thôn tập trung tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ về lợi ích của công tác cho đàn gia súc, gia cầm và đàn chó nuôi, đồng thời phổ biến rộng rãi các quy định về việc xử lý đối với các trường hợp vi phạm trong công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và đàn chó nuôi để người dân biết và thực hiện.  Thông báo kế hoạch và lịch tiêm phòng cụ thể đến hộ chăn nuôi để nhốt gia súc, gia cầm và phối hợp tiêm phòng.

- Đề nghị MTTQ và các ngành đoàn thể tập trung tuyên truyền vận động để đoàn viên, hội viên tự giác và tích cực tham gia công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm và đàn chó nuôi.

-Yêu cầu các hộ chăn nuôi chủ động theo dõi lịch tiêm phòng để hỗ trợ bắt giữ gia súc, gia cầm và chó nuôi của gia đình phục vụ tiêm phòng bảo đảm cho đàn gia súc, gia cầm và chó nuôi được tiêm đúng, tiêm đủ vắc xin theo quy định.

Việc chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là quy định bắt buộc của Nhà Nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có chăn nuôi gia súc, gia cầm và đàn cho nuôi, các hành vi không chấp hành quy định tiêm phòng, làm phát sinh dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm và đàn cho nuôi phải chịu trách nhiệm theo Luật thú y và xử lý theo Điều 7, Nghị định 90/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.

2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng. 

xã Thọ Tiến Triển Khai kê hoạch tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2023.

Đăng lúc: 27/03/2023 14:39:32 (GMT+7)




Trong những năm gần đây, do biến đổi của khí hậu, tình hình thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm và bệnh dại trên đàn đàn chó nuôi diễn biến phức tạp; ngành chăn nuôi đang phát triển nên việc lưu thông mua, bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật được mở rộng làm tăng nguy cơ lây lan và bùng phát các loại dịch bệnh nguy hiểm ở động vật gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

          Việc phòng bệnh cho vật nuôi hiện nay là một điều vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quy trình chăn nuôi. Ở đâu còn bệnh truyền nhiễm lưu hành thì ở đó sản phẩm chăn nuôi sẽ bị đe dọa ngừng lưu thông, sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi là biện pháp tốt nhất để đảm bảo cho nền chăn nuôi phát triển bền vững và an toàn. Điều quan trọng hơn nữa là làm tốt công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật sẽ giúp con người tránh được những hiểm họa của các dịch, bệnh trên động vật có khả năng lây sang người như cúm gia cầm, bệnh dại, nhiệt thán, bệnh dại và còn nhiều bệnh khác chúng ta chưa thể lường trước được.

Tiêm phòng là giải pháp rẻ nhất, hiệu quả nhất trong bảo vệ đàn vật nuôi, thế nhưng trên thực tế không phải hộ dân nào cũng nhận thức rõ và chấp hành nghiêm túc, hàng năm vẫn còn nhiều hộ gia đình né tránh, chưa chấp hành nghiệm túc việc tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm và tiêm phòng dại cho đàn chó nuôi. Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy đàn gia súc, gia cầm, đàn chó nuôi được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin theo đúng yêu cầu sẽ có tác dụng miễn dịch chống lại các dịch bệnh, giảm thiệt hại kinh tế do gia súc, gia cầm ốm chết, bị tiêu hủy do dịch và giảm rủi ro, chi phí tốn kém chữa bệnh khi bị chó dại cắn. Làm tốt công tác phòng dịch sẽ bảo đảm an toàn thực phẩm góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân và cả cộng đồng

Việc phòng bệnh trong chăn nuôi hiện nay là một khâu vô cùng quan trọng trong quy trình chăn nuôi, vì nếu xảy ra dịch bệnh thì thực phẩm chăn nuôi sẽ bị ngừng lưu hành, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Chính vì vậy, để bảo vệ an toàn cho đàn gia súc, gia cầm và đàn chó nuôi người chăn nuôi cần thực hiện tốt công tác phòng bệnh bằng tiêm phòng vắc-xin sẽ mang lại nhiều lợi ích, giảm thiểu được những rủi ro về sau. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, UBND xã Thọ Tiến đã triển khai kế hoạch số 16/KH- UBND ngày 03/03/2023 về tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2023, theo đó, từ ngày 06 đến ngày 26/3/2023 trên địa bàn xã sẽ đồng loạt triển khai kế hoạch tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, tiêm phòng dại cho đàn chó nuôi đợt 1 năm 2023 trên địa bàn toàn xã cụ thể:

1.Đối tượng tiêm

- Tất cả gia súc, gia cầm và chó nuôi thuộc diện tiêm phòng phải tiêm phòng triệt để 100%.

+ Đối với chó: Tiêm vắc xin phòng dại

+ Đối với trâu, bò: Tiêm Vắc xin Lỡ mồm long móng + Tụ huyết trùng và vắc xin Viêm da nổi cục ở trâu bò.

+ Đối với lợn: Tiêm vắc xin Lỡ mồm long móng + Dịch tả + Tụ huyết trùng + Phó thương hàn.

+Đối với gia cầm: Tiêm vác xin dịch cúm H5N1.

2. Thời gian tiêm:

- Cán bộ chỉ đạo các thôn cùng với thôn tổ chức rà soát đàn gia súc, gia cầm và đàn chó nuôi xong trước 12/3/2023 để tổ chức tiêm, lịch tiêm cụ thể:

Thôn 1 và Thôn 5 tiêm vào ngày                20/03/2023

Thôn 3 và Thôn 4 tiêm vào ngày                21/03/2023

Thôn 2 và Thôn 6 tiêm vào ngày                22/03/2023

Ngày 23/03: Tổ chức tiêm vét

Để thực hiện có hiệu quả công tác tiêm phòng, UBND xã yêu cầu:

- Đài truyền thanh và các thôn tập trung tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ về lợi ích của công tác cho đàn gia súc, gia cầm và đàn chó nuôi, đồng thời phổ biến rộng rãi các quy định về việc xử lý đối với các trường hợp vi phạm trong công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và đàn chó nuôi để người dân biết và thực hiện.  Thông báo kế hoạch và lịch tiêm phòng cụ thể đến hộ chăn nuôi để nhốt gia súc, gia cầm và phối hợp tiêm phòng.

- Đề nghị MTTQ và các ngành đoàn thể tập trung tuyên truyền vận động để đoàn viên, hội viên tự giác và tích cực tham gia công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm và đàn chó nuôi.

-Yêu cầu các hộ chăn nuôi chủ động theo dõi lịch tiêm phòng để hỗ trợ bắt giữ gia súc, gia cầm và chó nuôi của gia đình phục vụ tiêm phòng bảo đảm cho đàn gia súc, gia cầm và chó nuôi được tiêm đúng, tiêm đủ vắc xin theo quy định.

Việc chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là quy định bắt buộc của Nhà Nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có chăn nuôi gia súc, gia cầm và đàn cho nuôi, các hành vi không chấp hành quy định tiêm phòng, làm phát sinh dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm và đàn cho nuôi phải chịu trách nhiệm theo Luật thú y và xử lý theo Điều 7, Nghị định 90/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.

2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng. 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)