Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
176322

Bài tuyên truyền bệnh dại và cách phòng bệnh

Ngày 26/04/2024 14:53:31

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

BỆNH DẠI VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

 

1. Bệnh dại là gì:

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh.

Bệnh dại thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam

2. Nguyên nhân gây bệnh:

Là các loài động vật nhiễm vi rút dại như: Chó, mèo, dơi. Phổ biến nhất là chó, mèo nuôi, sống gần người.

3. Đường lây truyền:

Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của chó, mèo bị dại lên trên  vùng da bị tổn thương. Ngoài ra vi rút dại còn có thể lây truyền từ người sang người qua cấy ghép mô, phủ tạng và vết cắn hoặc tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân bị dại cũng đã được báo cáo.

4.  Nguồn bệnh, thời gian ủ bệnh và thời kỳ lây truyền

Ổ chứa vi rút dại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng như chó sói, chó rừng, chó nhà, mèo, chồn, cầy, cáo và động vật có vú khác. Ở châu Mỹ, châu Âu còn thấy có ổ chứa ở loài dơi. Ở Việt Nam, chó là nguồn truyền bệnh dại chủ yếu.

Thời gian ủ bệnh ở người: thông thường là từ 1 - 3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới một vài năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh như vùng đầu, mặt cổ, khoảng cách từ vết cắn đến não gần, số lượng vi rút xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Thời kỳ lây truyền ở chó nhà là từ 3-7 ngày (tối đa là 10 ngày) trước khi chó có triệu chứng dại và trong suốt thời kỳ phát bệnh. Ở người, vi rút đào thải qua các chất tiết (nước bọt, nước mắt, nước tiểu ...) của người bệnh trong suốt thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, khả năng lây truyền từ người sang người là vô cùng hiếm gặp.

Chó nghi dại thường có các biểu hiện lâm sàng chia thành 2 thể là thể điên cuồng và thể dại câm (bại liệt) đôi khi chó có cả 2 thể lâm sàng xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động rồi sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.

a) Thể điên cuồng chỉ chiếm khoảng 1/4 các trường hợp: các phản xạ vận động bị kích thích mạnh, cắn sủa người lạ dữ đội, quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài, dữ tợn, điên cuồng (2-3 ngày sau khi phát bệnh). Con vật bỏ nhà ra đi và thường không trở về; trên đường đi, gặp vật gì lạ nó cũng cắn gặm, ăn bừa bãi, tấn công chó khác, kể cả người. Chó chết do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì không ăn uống được.

b) Thể dại câm: Con vật có thể bị bại ở một phần cơ thể, nửa thân hoặc 2 chân sau, thường là liệt cơ hàm, nước dãi chảy lòng thòng, con vật không cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng.

Đối với chó con triệu chứng dại thường không điển hình nhưng tất cả các con chó bị mắc bệnh dại đều chết trong vòng 10 ngày kể từ khi chó có triệu chứng dại đầu tiên.

Mèo ít bị mắc dại hơn chó. Bệnh dại ở mèo cũng tiến triển như ở chó; mèo hay núp mình vào chỗ vắng hoặc hay kêu, bồn chồn như khi động dục, cắn khi có người chạm vào.

5. Các biện pháp phòng, chống bệnh Dại:

Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng dại cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y, theo thông báo của UBND xã, thị trấn.

Hạn chế nuôi chó, mèo. Những gia đình có trẻ em nên tạm dừng nuôi chó, mèo vì con trẻ thường hay lê la, ôm hôn chó, mèo dẫn đến nguy cơ bị chó, mèo cắn, cào; Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo, nhất là chó, mèo chạy rông ngoài đường; không lại gần khi chó đang ăn hoặc khi chó mẹ đang cho con bú, không nhìn vào mắt chó.

- Tránh tiếp xúc với súc vật không rõ nguồn gốc, hoặc chó mèo nuôi bị ốm, không để bị cắn, liếm lên vùng da tổn thương.

Nuôi chó phải xích, nhốt; chó ra đường phải được đeo rọ mõm, có người dắt.

Khi bị chó, mèo cắn cần:

- Không giết, thịt nên xích, nhốt riêng biệt chó, mèo để theo dõi.

- Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45°-70° hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn( Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn).

- Không nên nặn, chích làm dập nát, hoặc làm tổn thương rộng hơn vết thương. Không nên khâu, băng kín ngay vết thương. (Nếu vết thương không chảy máu nhiều).

- Không đắp lá nam lên vết thương, không điều trị bằng các bài, phương pháp dân gian, truyền miệng.

- Phải đến ngay cơ sở y tế để được điều trị xử lý vết thương, tiêm phòng vắc xin uốn ván và vắc xin hoặc huyết thanh kháng dại.

 

                                                                                Trưởng trạm y tế

 

 

                                                                                           Phạm Minh Trí

 

 

 

 

Bài tuyên truyền bệnh dại và cách phòng bệnh

Đăng lúc: 26/04/2024 14:53:31 (GMT+7)

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

BỆNH DẠI VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

 

1. Bệnh dại là gì:

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh.

Bệnh dại thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam

2. Nguyên nhân gây bệnh:

Là các loài động vật nhiễm vi rút dại như: Chó, mèo, dơi. Phổ biến nhất là chó, mèo nuôi, sống gần người.

3. Đường lây truyền:

Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của chó, mèo bị dại lên trên  vùng da bị tổn thương. Ngoài ra vi rút dại còn có thể lây truyền từ người sang người qua cấy ghép mô, phủ tạng và vết cắn hoặc tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân bị dại cũng đã được báo cáo.

4.  Nguồn bệnh, thời gian ủ bệnh và thời kỳ lây truyền

Ổ chứa vi rút dại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng như chó sói, chó rừng, chó nhà, mèo, chồn, cầy, cáo và động vật có vú khác. Ở châu Mỹ, châu Âu còn thấy có ổ chứa ở loài dơi. Ở Việt Nam, chó là nguồn truyền bệnh dại chủ yếu.

Thời gian ủ bệnh ở người: thông thường là từ 1 - 3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới một vài năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh như vùng đầu, mặt cổ, khoảng cách từ vết cắn đến não gần, số lượng vi rút xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Thời kỳ lây truyền ở chó nhà là từ 3-7 ngày (tối đa là 10 ngày) trước khi chó có triệu chứng dại và trong suốt thời kỳ phát bệnh. Ở người, vi rút đào thải qua các chất tiết (nước bọt, nước mắt, nước tiểu ...) của người bệnh trong suốt thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, khả năng lây truyền từ người sang người là vô cùng hiếm gặp.

Chó nghi dại thường có các biểu hiện lâm sàng chia thành 2 thể là thể điên cuồng và thể dại câm (bại liệt) đôi khi chó có cả 2 thể lâm sàng xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động rồi sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.

a) Thể điên cuồng chỉ chiếm khoảng 1/4 các trường hợp: các phản xạ vận động bị kích thích mạnh, cắn sủa người lạ dữ đội, quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài, dữ tợn, điên cuồng (2-3 ngày sau khi phát bệnh). Con vật bỏ nhà ra đi và thường không trở về; trên đường đi, gặp vật gì lạ nó cũng cắn gặm, ăn bừa bãi, tấn công chó khác, kể cả người. Chó chết do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì không ăn uống được.

b) Thể dại câm: Con vật có thể bị bại ở một phần cơ thể, nửa thân hoặc 2 chân sau, thường là liệt cơ hàm, nước dãi chảy lòng thòng, con vật không cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng.

Đối với chó con triệu chứng dại thường không điển hình nhưng tất cả các con chó bị mắc bệnh dại đều chết trong vòng 10 ngày kể từ khi chó có triệu chứng dại đầu tiên.

Mèo ít bị mắc dại hơn chó. Bệnh dại ở mèo cũng tiến triển như ở chó; mèo hay núp mình vào chỗ vắng hoặc hay kêu, bồn chồn như khi động dục, cắn khi có người chạm vào.

5. Các biện pháp phòng, chống bệnh Dại:

Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng dại cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y, theo thông báo của UBND xã, thị trấn.

Hạn chế nuôi chó, mèo. Những gia đình có trẻ em nên tạm dừng nuôi chó, mèo vì con trẻ thường hay lê la, ôm hôn chó, mèo dẫn đến nguy cơ bị chó, mèo cắn, cào; Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo, nhất là chó, mèo chạy rông ngoài đường; không lại gần khi chó đang ăn hoặc khi chó mẹ đang cho con bú, không nhìn vào mắt chó.

- Tránh tiếp xúc với súc vật không rõ nguồn gốc, hoặc chó mèo nuôi bị ốm, không để bị cắn, liếm lên vùng da tổn thương.

Nuôi chó phải xích, nhốt; chó ra đường phải được đeo rọ mõm, có người dắt.

Khi bị chó, mèo cắn cần:

- Không giết, thịt nên xích, nhốt riêng biệt chó, mèo để theo dõi.

- Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45°-70° hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn( Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn).

- Không nên nặn, chích làm dập nát, hoặc làm tổn thương rộng hơn vết thương. Không nên khâu, băng kín ngay vết thương. (Nếu vết thương không chảy máu nhiều).

- Không đắp lá nam lên vết thương, không điều trị bằng các bài, phương pháp dân gian, truyền miệng.

- Phải đến ngay cơ sở y tế để được điều trị xử lý vết thương, tiêm phòng vắc xin uốn ván và vắc xin hoặc huyết thanh kháng dại.

 

                                                                                Trưởng trạm y tế

 

 

                                                                                           Phạm Minh Trí